Tự làm giò gà

http://afamily.vn/an-ngon/20120321040353209/Tu-lam-gio-ga-that-de-dang-va-thom-ngon.chn

Nguyên liệu:

1kg thịt gà đã lọc xương
500gr thịt nạc thăn
Nước mắm, muối, tiêu, hạt nêm và đường
4 thìa canh bột năng
1 thìa cà phê bột nở (bột nổi)
Lá chuối, dây nylon để cột, dầu ăn và hành hương
Bước 1:
Thịt đùi gà mua về rửa sạch, lóc bỏ da và xương, lọc bỏ sợi gân trắng rồi thái nhỏ.

Thịt nạc thăn rửa sạch, thái miếng nhỏ.

Bước 2:
Trộn đều hai loại thịt vào với nhau.

Hành khô thái nhỏ, trộn vào hỗn hợp thịt cùng 4 thìa súp bột năng, 5 thìa súp phê dầu ăn, 2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, 4 thìa cà phê muối, 3 thìa súp nước mắm, 2 thìa cà phê hạt tiêu và bột nổi.

Tay đeo bao tay nylon, trộn đều.
Bước 3:
Xay sơ qua hỗn hợp thịt. Bạn phải xay từ từ từng chút một, không nên xay nhiều mà cháy máy. Xay tầm 1 – 2 phút mỗi mẻ.

Để thố thịt vào ngăn đá tủ lạnh khoảng từ 2 – 3 giờ.

Nếu bạn muốn nêm nếm lại gia vị thì có thể nhích một ít cho vào lò vi sóng quay chín để thử xem thịt có vừa miệng chưa; nếu nhạt bạn thêm ít muối, mặn thêm ít đường.

Sau 3 giờ hỗn hợp thịt nhìn sẽ hơi xôm xốp như kem, bạn bỏ vào máy xay thịt, xay từng ít một, không nên xay nhiều thịt sẽ làm thịt khó mịn và dễ bị cháy máy. Xay khoảng từ 1 – 2 phút cho mỗi mẻ.

Xay xong bạn tiếp tục bỏ thịt vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ thì lấy ra, tiếp tục xay lần thứ 3.

Lúc này hỗn hợp thịt sẽ mịn, có màu hồng đẹp. Lại tiếp tục để thố thịt vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 1 giờ nữa rồi lấy ra dùng cối quết nhuyễn lại một lần, trộn vào thố thịt khoảng 5 thìa súp dầu ăn, nếu có máy quết thịt bạn để vào máy quết cho nhanh.

Bước 4:
Lá chuối rửa sạch, cắt thành từng miếng cỡ 30cm x 30cm. Xếp 2 lá dọc, 2 lá ngang. Lá  chuối bạn nhớ quét ít dầu ăn ở lớp trong cùng để chống dính.

Cho giò vào, ở đây mình đong 1 đòn là 500gr thịt. Chuẩn bị cuộn tròn đòn giò gà lại.

Ép hai đầu cuộn giò sống, gấp mép rồi lăn qua lại cho cuộn giò tròn đều.

Dùng dây nylon cột chặt.

Bước 5:
Với giò gà đòn lớn, bạn đun nồi nước sôi, thả 2 đòn giò gà vào. Đun sôi, tuyệt đối không đậy nắp nồi. Đun tầm từ 40 đến 45 phút chả sẽ chín.

Chả chín bạn lấy ra để lên rổ, xối nước lạnh, để nguội và cất vào tủ lạnh dùng dần.

Bước 6:
Nếu muốn làm chả Huế, bạn múc khoảng 500gr thịt ra thố riêng, nêm vào ít đường, hạt tiêu nữa.
Bước 7:
Lá chuối xé nhỏ tầm 15cm x 15cm.

Múc khoảng 3 – 4 thìa cà phê thịt đặt lên lá chuối đã quét dầu ăn.

Gấp hai đầu lá chuối lại.

Xé nhỏ vài sợi lá chuối, cột lại…

… và đem hấp khoảng từ 10 – 15 phút, chả sẽ chín.

Nhà mình rất thích ăn giò gà, giò gà ăn kèm với bánh cuốn hay xôi đều hợp. Mình hay làm nhiều rồi rồi lấy ra một ít trộn vào hạt tiêu vào nữa để làm chả Huế, có khi làm món giò gà kho rim cũng đưa cơm lắm. Giò ở nhà làm ăn ngon, an toàn vì không dùng chất bảo quản và không có hàn the mà giò vẫn rất giòn, dai do được xay nhiều lần.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Bánh cuốn

cách pha bột: 200gt bột gạo + 70gr bột năng + 600gr nước lạnh + 1 muỗng canh dầu ăn

OR

– 1,5 chén bột gạo
– 1,5 chén bột năng
– 7 chén nước

Hoặc :

– 1 chén bột gạo
– 1 chén bột bắp
– 1 chén bột năng
– 7 chén nước

==> Đem 3 chén bột đó ngâm với 7 chén nước khoảng 6 tiếng. Sau đó đổ nước đi, trên thau ngâm sẽ có cái vành/lằn nước , đổ nước mới đúng vào cái vành đó.

Đẹp mắt với há cảo hình hoa mai

Nếu nhìn những bông hoa há cảo thơm ngon này hẳn các bạn sẽ nghĩ chắc sẽ khó làm lắm đây. Nhưng thực ra chỉ cần chịu khó tỉ mỉ một chút là các bạn có thể làm được ngay món ăn yêu thích của người Trung Quốc này.

 

I. NGUYÊN LIỆU

(5 người ăn):

– 100g vỏ bánh tròn
– 500g thịt lợn vai xay nhuyễn
– Vài cái nấm hương
– Hành khô
– Hạt tiêu, muối ăn, hạt nêm, nước mắm

 

 

 

II. CÁCH THỰC HIỆN

 

 

 

 

Đầu tiên rửa sạch nấm hương, sau đó ngâm vào nước nóng để chúng nở ra. Khi nấm hương đã nở bỏ ra băm thật nhỏ. Thịt lợn xay nhuyễn bỏ vào bát, sau đó dập dập và thái nhỏ hành khô, cho vào trộn cùng thịt, nấm hương, rưới nước mắm, gia vị, rắc hạt tiêu vào nữa nhé. Ướp thịt khoảng 15 phút.

 

 

Vỏ bánh há cảo mua về, các bạn chia làm 5 góc đều nhau rồi gấp lại như trên hình.

 

Sau khi gấp xong, lật ngược chiếc vỏ lại, cho nhân thịt vào giữa rồi túm cả 5 đỉnh vào giữa, bóp nhẹ.

 

 

Túm 5 đỉnh xong, lúc này nhẹ nhàng bẻ các lớp hoa lên (các lớp này lúc nãy đã gấp vào trong ở bước 2). Thế là có bông hoa mai xinh xắn rồi. Làm tương tự với những gói thịt khác. Cuối cùng, cho bánh vào nồi hấp khoảng 15 phút là chín.

 

 

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Hướng dẫn cách làm xúc xích cho bé yêu!

Lượt xem: 2.003 lượt
Theo tapchiamthuc
Mẹ tự làm xúc xích cho con, vừa đảm bảo vệ sinh, bé vừa được thưởng thức nhiều vị như xúc xích bò, xúc xích gà,…
Hướng dẫn chi tiết
Độ khó: Cực dễ

Nguyên liệu:

– Lườn gà: 1kg

– Lòng non: 0.3kg

– Rau bạc hà, rau mùi, gia vị, hạt tiêu…

Cách làm:

  • 1
    – Thịt gà, rau mùi, rau bạc hà rửa sạch thái nhỏ
    – Cho thêm gia vị, hạt tiêu vừa đủ vào thịt gà rồi cho vào xay mịn
  • 2
    – Lòng lợn mua về, các bạn gạn cho hết rồi xả nước vào tuôn cho sạch, cuối cùng cho một ít dấm vào tuôn sạch, rồi rửa lại thật sạch với nước xả trực tiếp từ vòi. Đảm bảo sẽ không còn mùi gì của lòng lợn.
    – Nhồi thịt đã xay nhiễn vào lòng lợn, và lấy dây buộc thành những đoạn nhỏ (Buộc làm 2 lần để khi xong có thể cắt ra thành từng cái xúc xích cho vào tủ ăn dần)
  • 3
    – Cho lên nồi hấp 20 phút là chín. Để nguội cho vào tử lạnh dùng dần. Khi ăn cho ra chiên qua dầu ăn nóng.
    – Trang trí thêm với dưa chuột, cà chua thật đẹp cho bé ăn!

 

Chúc các bạn thành công!

Lời khuyên & Cảnh báo
Bạn có thể làm từ rất nhiều nguyên liệu như xúc xích gà, xúc xích bò, xúc xích cá…. Và do mình làm chi ăn trong 1 đến 2 ngày thôi, nên có thể thêm gia vị bới các loại rau, làm cho các bé được đổi khẩu vị so với xúc xích mua ngoài hàng.

Cách nấu chè ngô ngon hết biết

Lượt xem: 664 lượt
Theo ione
Chè ngô hay còn lại là chè bắp là một món ăn vặt quá quen thuộc với teen chúng ta. Ăn ở ngoài hàng thấy ngon tưởng là khó làm lắm, nhưng kỳ thực món này chả khó tẹo nào, thậm chí ngay ở nhà chúng ta vẫn có thể nấu ngon hơn ở ngoài hàng. Nào cùng lăn vào bếp làm thử đi.

Hướng dẫn chi tiết
Độ khó: Trung bình

Nguyên liệu cần có:

– 3-4 bắp ngô
– Một chút xíu muối
– 110g đường
– 1-2 lá nếp hoặc dầu hoa bưởi
– 250ml nước cốt dừa đóng hộp
– 1 thìa cà phê bột ngô
– Bột sắn và bột năng
– Vừng rang

Cùng làm nhé:

  • 1

    Đầu tiên chúng mình rửa sạch ngô, luộc chín nè.

    Ngô chín, chúng mình vớt ra để ráo nước và nguội bớt.

  • 2

    Sau đó mình dùng dao thái mỏng các hạt ngô ra này rồi bỏ lõi.

  • 3

    Bây giờ chúng mình sẽ đặt 1 nồi nước lên bếp, cho lá nếp vào đun sôi nếu không kiếm được dầu hoa bưởi. Trong lúc chờ sôi, ta hòa bột năng và bột sắn vào bát nước với tỷ lệ 1:3.

    Khi nước sôi, mình đổ hỗn hợp bột này vào, vừa đổ vừa khuấy đều tay, nếu nồi chè loãng hay đặc ta có thể gia giảm bột sắn cho thích hợp, miễn là nồi chè sánh vừa phải. Sau đó cho thêm đường vừa miệng, một xíu muối cho đậm đà.

    Cuối cùng là đổ ngô vào đun khoảng 5-10 phút là được. Mình vớt lá nếp ra, đổ chè ra bát thui.

    Múc chè ra từng bát nè, rồi rưới nước cốt dừa lên trên, bạn nào thích ăn vừng có thể rắc thêm cho thơm nhá.

    Nhìn xem, ly chè của chúng mình hơi bị chất lượng đấy, vừa ngon lại vừa sạch nữa.

    Có thể cho thêm đá xay vào ăn cho mát nữa. Chúc các bồ ngon miệng nhé. :X

Cách nấu xôi đậu xanh nhanh, ngon

Lượt xem: 1.001 lượt
Theo camnanggiadinh
Nắm xôi đỗ xanh không chỉ có tác dụng no lâu mà theo quan niệm của người xưa còn giúp các sĩ tử đỗ đạt trong các kì thi. Không phải cầu kì dùng chõ hay nồi đồ xôi, chỉ cần dùng nồi cơm điện cũng nấu được một nồi xôi đỗ xanh thơm dẻo.
Hướng dẫn chi tiết
Độ khó: Trung bình

Nguyên liệu:

– 400gr gạo nếp

– 200gr đỗ xanh (nên chọn loại đỗ xanh mà lòng của nó màu xanh, không nên chọn loại có lòng màu trắng vì đó là đậu đã để lâu dễ gây sượng)

– Một thìa cà phê muối tinh

Cách thực hiện:

  • 1

    Gạo nếp và đỗ xanh ngâm trước khoảng hai giờ, sau đó vo sạch để ráo nước. Riêng đỗ xanh cần vo và đãi cho sạch vỏ

  • 2

    Khi gạo và đỗ đã ráo nước thì cho vào nồi cơm điện, đồng thời cho thìa muối tinh trộn đều.

  • 3

    Đổ nước sao cho ngập phần gạo khoảng 0,5cm. Cắm điện, đợi khi sôi thì mở nắp, nhanh tay đảo đều rồi đóng kín.

  • 4

    Khi nồi cơm điện chuyển sang nút ủ ấm thì đợi thêm khoảng 10 phút là xôi đã chín tới.

Lời khuyên & Cảnh báo
– Để món xôi ngon hơn nên ăn kèm với ruốc, lạp sườn hoặc thịt kho đã chuẩn bị từ trước. Cầu kì hơn nữa thì ăn cùng với thịt gà luộc.

– Khi được lót dạ bữa sáng bằng món xôi đỗ xanh, các sĩ tử sẽ ấm lòng, yên tâm hoàn thành tốt bài thi.

Hướng dẫn cách làm món Miến trộn kiểu Hàn Quốc.

Lượt xem: 2.107 lượt

Theo tapchiamthuc.
Món miến trộn rất ngon và dễ làm. Các bạn thử một lần nhé.
Hướng dẫn chi tiết
Độ khó: Cực dễ

Nguyên liệu:

– Nấm tươi, miến

– Thịt bò, cà rốt, cải bó xôi

– Hành tây, hành lá

– Chả cá, trứng gà

– Thịt cua chay

– Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị các loại gia vị gồm: Caramen, đường, muối, vừng, dầu, dầu vừng, dầu đậu nành.

Cách làm:
  • 1
    Chần qua nấm tươi bằng nước nóng, để nguyên cây không cắt.
    Luộc miến: Cho miến vào nước cùng với nước tương và dầu đậu nành, đun sôi nước. Sau đó, vớt miến ra rửa sạch bằng nước lạnh cho hết dầu.
    Cắt rau cải khoảng 6 cm chần qua nước sôi.
  • 2
    Trứng tráng mỏng, cuộn lại và thái nhỏ.
    Xé mỏng thịt cua chay. Sau đó, lấy miến đã luộc trộn với dầu vừng rồi trộn tất cả các nguyên liệu đã sơ chế trên cùng với miến, cho miến vào đĩa và cuối cùng rắc vừng lên, thưởng thức.

 Chúc các bạn ngon miệng!

Mì udon

Thành phần (cho 4 người)

      ・300gr bột mì
      ・3/4 cốc (150ml) nước ấm
      ・1 thìa canh (15gr) muối
      ・Thêm một chút bột khô để rắc lên bột đã nhào và bàn cán bột

Nước dùng chan mì

      ・6 cốc (1,2lít) nước súp kiểu Nhật Bản dashi, hoặc nước hầm rau củ, thịt gà hoặc hải sản
      ・1 thìa cà phê (5gr) muối
      ・1 thìa canh (15ml) xì dầu

Nguyên liệu bầy lên trên (tùy chọn)

        ・Hạt vừng, gừng mài, hành xanh xắt nhỏ hoặc hành tây, tùy theo khẩu vị.

Cách chế biến

        1. Hòa tan muối vào nước ấm. Cho bột mì vào một cái tô lớn rồi đổ nước đã hòa muối vào, trộn lên. Sau đó dùng tay bóp, nhào bột và vo lại thành một cục tròn. Bỏ bột ra mặt bàn bếp sạch hoặc mặt phẳng nào đó rồi nhào thật kỹ.
        2. Cho bột vào một cái túi nilông hoặc phủ nilông lên trên và để bột nghỉ trong ít nhất 30 phút. Rắc bột khô lên mặt bàn để cán bột cho khỏi dính.
        3. Cán bột thành miếng mỏng 3mm. Sau đó gập miếng bột thành các lớp chồng lên nhau, rộng khoảng 7cm. Rắc bột khô lên trên rồi cắt miếng bột đã gập thành sợi khoảng 3mm. Tách và rũ các sợi mì vừa cắt để cho mặt mới cắt cũng dính chút bột khô, như vậy các sợi mì sẽ không dính vào nhau.
        4. Đun nước sôi trong một cái nồi lớn rồi cho mì vào luộc trong 8-10 phút. Chắt hết nước rồi xối sạch mì bằng nước lạnh và để ráo nước.
        5. Trong một cái nồi khác, đun nước súp dashi với muối và xì dầu. Sau đó bỏ mì đã luộc vào nấu cho mì nóng lên. Cho mì vào bát rồi chan nước dùng. Bày các nguyên liệu mà bạn thích lên trên và thưởng thức.
Mì udon: Nhiều loại mì, ăn nhiều cách
Udon là tên gọi mì làm từ bột mì. Đây là một trong những loại mì phổ biến nhất ở Nhật Bản. Người ta cho rằng udon đã được mang từ Trung Quốc tới Nhật Bản trong thế kỷ thứ 8, nhưng điều này không chắc chắn lắm. Tuy nhiên, người dân trên khắp Nhật Bản đã ăn mì bột mì vào khoảng thế kỷ 15, và mỗi vùng lại có loại mì đặc sản riêng. Ví dụ như Sanuki udon là loại mì khá dẻo của tỉnh Kagawa, và hiện nay phổ biến trên cả nước.Có nhiều cách nấu mì udon phù hợp với khẩu vị của mọi người và phù hợp theo mùa. Mì thường được chan nước dùng nấu bằng dashi, rồi được cho thêm các loại thực phẩm khác như tempura (món bao bột chiên), hay thịt hầm sốt mặn ngọt, hoặc 1 quả trứng v.v… Mì có thể được xối nước đá, rồi ăn với nước dashi để lạnh. Nước dashi ăn kiểu này được nấu đậm đặc hơn. Món này là món phổ biến trong những tháng Hè nóng bức. Trong mùa Đông, udon thường được nấu trong nước dùng cùng với hải sản, thịt và rau.

http://www.bepgiadinh.com/nuoc-ngoai/mon-a/my-udon

Cách gói bánh chưng ngon nhất đây bà con

cách gói bánh của Khai Tâm

 

Tình hình là chỉ còn ít ngày nữa là chúng ta lại đón một cái Tết vui vẻ và ấm cúng bên gia đình và người thân rồi. Bánh chưng là món không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc ta, tuy nhiên để gói được món bánh chưng ngon nhất mời bà con tham khảo một số mẹo hay dưới đây nhé!

Tiêu chí của một cái bánh chưng ngon là phải xanh, chín đều, nếp dẻo…

+ Khâu chọn lá dong: Lá dong chọn lá bánh tẻ (lá không non, cũng không già quá) và phải rửa thật kĩ, lau khô.

Muốn bánh chưng giữ được lâu thì khâu rửa lá là rất quan trọng. Thông thường bánh hay bị vữa, mốc là do vi khuẩn từ lá xâm nhập vào.

+ Chọn gạo nếp: Nếp gói bánh phải chọn loại nếp ngon (nếp Hà Nội, hay nếp Bắc hạt to tròn, thơm và dẻo), vo gạo thật sạch dưới vòi nước, để ráo nước.

Để bánh chưng được xanh, có thể dùng lá riềng (hay lá dứa), giã rồi vắt lấy nước, trộn chung với gạo, như thế bánh sẽ có màu xanh tự nhiên. Xóc gạo với một chút muối, để khoảng 30 phút sau thì có thể gói được.

+ Nhân bánh: Nhân bánh chưng thường là thịt heo, hành, gừng, đậu xanh và tiêu đen xay. Thịt heo không nên chọn thịt nạc, vì thịt nạc sẽ xác và không thơm bánh. Nên chọn thịt ba chỉ (ba rọi) có cả mỡ lẫn nạc. Ướp thịt với chút gia vị riêng bên ngoài cho thấm.

Hành, gừng làm sạch, giã thật nhuyễn, nên dùng cả bã.

Đậu xanh nên chọn đậu còn cả vỏ, ngâm nước cho nở đầy rồi dùng tay bóp nhẹ để lấy hết vỏ. Xóc chút muối và hấp chín đậu, sau đó đánh tơi nhuyễn. Khi nào bắt đầu gói bánh mới trộn chung thịt + hành, gừng + tiêu đen nêm chút muối trắng cho đậm đà.

+ Gói bánh: Một chiếc bánh chưng nên gói khoảng 600g gạo nếp (khoảng 2 chén) là vừa khéo. Trải mặt sau lá dong (để bánh có màu xanh) vào khuôn làm bánh, hoặc trên một mặt phẳng rồi dùng chén múc gạo nếp đổ vào trong khuôn, cứ một lớp gạo là một lớp đậu, thịt (tùy theo sở thích mà cho nhân nhiều hay ít). Gói bánh thật chặt, cột lại bằng dây lạt (loại lạt được chẻ từ cây giang, hoặc cây vầu rất dai và chắc).

+ Luộc bánh: Để bánh chưng ngon, ngoài gạo nếp dẻo, nhân bánh ngon, khâu luộc bánh cũng rất quan trọng. Nên thả bánh vào nồi rồi mới đổ ngập nước lạnh vào. Trong quá trình luộc bánh, phải giữ ngọn lửa lớn để bánh được rền (sôi) nhừ.

Khi châm nước thêm vào nồi, phải dùng nước sôi, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Thời gian luộc bánh phải từ 10 – 12 giờ bánh mới thấm đủ nước và chín đều.

+ Lại bánh: Sau khi bánh chín vớt ra nia để ráo, sau đó lấy tấm ván nhỏ, bằng đè lên cho bánh vuông đều. Sau đó gói bánh lại bằng một lớp là dong xanh mới đẹp.

Trên đây là những công đoạn chủ yếu để hoàn thành việc gói bánh chưng ngon nhất. Bà con thử áp dụng

Mẹo gói bánh chưng ngon

1. Chuẩn bị vật liệu
Để gói được bánh chưng bạn cần phải mua những vật liệu sau:
– Lá dong: Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói và cho bánh màu xanh đẹp, khổ lá rộng vừa phải, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Truớc khi gói bánh, cần ngâm lá vào một chiếc chậu to chừng 30-45 phút, sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá cho sạch. Lá rửa xong rồi, dựng lên cho ráo nước. Sau đó dùng khăn khô và sạch lau lá cho thật khô, dùng dao sắc cắt bớt gân lá cho lá mềm, dễ gói, rồi mới bắt đầu gói bánh.
– Lạt: Lạt gói bánh chưng là loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.
– Gạo nếp: Bạn hãy chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, để cho ráo nước, rồi mới gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.
– Đỗ xanh: Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, đồ chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là “8 gạo : 2 đỗ”. Loại đỗ này bạn có thể mua tại các chợ quê với giá 20- 21.000 đ/kg.
– Thịt lợn: Chọn loại thịt 3 chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon; không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái thành các miếng dài chừng 5-7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.
2. Gói bánh
– Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu rồi bạn hãy lấy một chiếc mâm rộng, xếp lá một bên, lạt một bên, gạo và đỗ, nhân thịt lợn để phía trước.
– Chọn hai chiếc lá to đặt song song, sao cho mặt lá không có gân lá quay ra ngoài; xếp hai chiếc lá khác lên trên hai lá này theo hình chữ thập, mặt lá không có gân lại quay lên trên để khi gói bánh sẽ xanh đẹp hơn. Đổ một nửa gạo lên trên hai tàu lá đó, cho một nửa đỗ, xếp nhân thịt lợn (hai miếng), rồi phủ nửa đỗ, sau đó là nửa gạo lên. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc cạnh; Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, rồi dùng lạt buộc lại cho chắc.
– Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo. Nếu gói lỏng tay khi nấu bánh sẽ méo mó và nhão.
3. Luộc bánh
– Bánh gói xong xếp vào một chiếc nồi lớn, nên lót đáy nồi bằng một ít lá nhỏ, cuống lá. Bánh xếp từng cặp một, úp vào nhau, chèn cho chắc, đổ ngập nước và bắt đầu luộc.
– Để có những chiếc bánh xanh rền dẻo thơm bạn phải đun liên tục chừng 10 – 14 giờ đồng hồ.
4. Bảo quản bánh
– Bánh chín, vớt ra, rửa sạch
– Sau đó xếp 2 chiếc úp vào nhau để lên một chiếc bàn và dùng một tấm ván đặt lên trên, đè thêm một số vật nặng, như cái cối đá to đùng hay thậm chí một chiếc nồi gang to đầy nước, mục đích ép để bánh ráo hết nước, rền và ngon, để lâu không bị mốc.